Thị trường kim loại toàn cầu: vàng, bạc, đồng, bạch kim cũng như các kim loại khác là những thị trường năng động, thế nhưng vẫn có những nhân tố vô hình kiểm soát mọi diễn biến hoạt động của thị trường. Những nhân tố này cung cấp những tín hiệu quan trọng đến diễn biến giá cả sẽ xảy ra trong tương lai. Để trở thành một nhà đầu tư thành công, việc quan trọng là nắm được các yếu tố vĩ mô này cũng như tầm ảnh hưởng của chúng tới hoạt động kinh tế toàn cầu. Các nhân tố bao gồm:
Các nhân tố kinh tế vĩ mô
Các chỉ báo Sức khỏe kinh tế toàn cầu
Giá kim loại gắn liền với sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu. Điều này là do, trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, nhu cầu tiêu thụ tăng vọt, mọi người có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng, công nghiệp, trong khi đó khi kinh tế yếu kém sẽ làm nhu cầu trú ẩn ở nhóm kim loại quý tăng vọt. Để dự đoán quỹ đạo tương lai của giá kim loại quý, việc theo dõi các chỉ số kinh tế toàn cầu như tốc độ tăng trưởng GDP và số liệu việc làm, xu hướng chi tiêu tiêu dùng là rất hữu ích.
Lãi suất và chính sách tiền tệ
Các ngân hàng trung ương đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình xu thế vĩ mô thông qua các chính sách tiền tệ và quyết định lãi suất của họ. Thông thường, thị trường sẽ đặc biệt nhạy cảm với các chính sách của các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Anh và Ngân hàng Trung ương Châu Âu.
Xu hướng lạm phát
Hàng hoá nói chung và kim loại quý thường được coi là các sản phẩm chống lạm phát vì khi tiền tệ mất giá trị do lạm phát gia tăng, kim loại quý thường giữ giá trị hoặc thậm chí tăng mạnh. Theo dõi xu hướng lạm phát ở các nền kinh tế lớn có thể là một chỉ báo mạnh mẽ về xu hướng giá kim loại trong tương lai gần
Nhân tố địa chính trị
Những bất ổn hoặc biến động chính trị ở các quốc gia có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu có thể dẫn đến tăng cường đầu tư vào kim loại quý như tài sản an toàn. Các chính sách thương mại, bao gồm thuế quan, hiệp định thương mại và lệnh trừng phạt, có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường kim loại, gây ra sự bất ổn hoặc gián đoạn cho thị trường rộng lớn hơn.
Động lực cung và cầu
Tốc độ khai thác và sản xuất, báo cáo ngành về như cầu tiêu thụ. Ví dụ, sự gia tăng nhu cầu về đồ điện tử, thường sử dụng bạc và vàng, có thể dẫn đến tăng giá. Tương tự, những thay đổi trong xu hướng thời trang hoặc điều kiện kinh tế tác động đến thị trường trang sức cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu và giá cả.
Ngoài ra Tâm lý và hành vi của nhà đầu tư như biến động thị trường, triển vọng kinh tế toàn cầu và sức mạnh tiền tệ có thể ảnh hưởng đến mức quân tâm của nhà đầu tư đối với các mặt hàng kim loại. Xu hướng tránh rủi ro thường chứng kiến sự gia tăng đầu tư vào kim loại quý, trong khi niềm tin vào nền kinh tế tăng có thể chứng kiến sự chuyển dịch sang các sản phẩm công nghiệp.
>>>Tham khảo thêm: Kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh - 5 bước đơn giản để đầu tư hàng hóa thành công
Tổng quan kinh tế
Một đợt đổ xô nắm giữ đồng USD được dự báo có thể diễn ra trong những tuần tới. Thanh khoản trên các thị trường tài chính dự kiến sẽ giảm vào tháng 9 trước khi tăng trở lại trong quý 4.
Việc tăng nắm giữ đồng đô la dự kiến sẽ thúc đẩy đồng đô phục hồi và gây áp lực chung lên thị trường hàng hóa.
Đường cong lợi suất trái phiếu đảo ngược dốc hơn thông thường là dấu hiệu cảnh báo suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế hiện tại có thể sẽ khác với kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed và các chỉ số kinh tế mạnh mẽ.
Sức mạnh nền kinh tế Mỹ sẽ hỗ trợ cho đồng đô la phục hồi. Tuy nhiên, xu hướng đồng đô vẫn là giảm do Fed sớm bắt đầu chu kỳ nới lỏng tiền tệ. Do vậy nên ưu tiên điều chỉnh canh mua đối với hàng hóa, đặc biệt là nhóm kim loại.
Goldman Sachs dự báo lạm phát CPI toàn phần vào thứ 4 sẽ tăng 0.18% hàng tháng và lạm phát lõi tăng 0.23% hàng tháng.
Dự báo của GS phù hợp với kỳ vọng đồng thuận của thị trường, nếu các con số công bố trong tuần này thấp hơn dự báo thì đồng đô la sẽ điều chỉnh giảm trở lại và hỗ trợ giá kim loại quý phục hồi trong ngắn hạn. Xu hướng đồng đô vẫn phụ thuộc vào triển vọng cắt giảm lãi suất của Fed trong tuần sau cũng như thời gian còn lại của năm
GS cũng đưa ra dự báo lạm phát PPI đi ngang trong tháng 8, bằng với kỳ vọng đồng thuận và tâm lý tiêu dùng Michigan tăng lên mức 68.6.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu dao động gần 230k, vẫn còn cách xa mức suy thoái (350k-400k)
Tăng trưởng GDP thực tế của Mỹ dự kiến đạt gần 1,5% trong nửa cuối năm và sẽ tăng tốt hơn trong năm tới.
Kinh tế mỹ duy trì sức mạnh sẽ là tín hiệu tốt cho các mặt hàng như kim loại công nghiệp, năng lượng.
Việc duy trì bảng lương phi nông nghiệp trên 100.000 việc làm mỗi tháng được coi là bước đệm quan trọng chống lại nỗi lo suy thoái kinh tế. Nếu xu hướng này tiếp tục, nó có thể mang lại sự yên tâm nhất định về quỹ đạo của nền kinh tế Mỹ trong những tháng tới.
Những người tham gia thị trường đang dự đoán rằng lãi suất cuối cùng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khi kết thúc chu kỳ cắt giảm lãi suất, sẽ rơi vào khoảng 3%.
Chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed dự kiến sẽ kéo dài từ nay cho đến năm 2026. Thông thường sau khi Fed cắt giảm lãi suất một vài lần, thì kinh tế sẽ phục hồi tăng trưởng trở lại và dẫn đến nhu cầu hàng hóa gia tăng.
TRUNG QUỐC
Công bố dữ liệu lạm phát Trung Quốc:
•CPI hàng năm tăng 0,6% [Ước tính 0,7% Trước đó 0,5%]
•CPI hàng tháng tăng 0,4% [Ước tính 0,5% Trước đó 0,5%]
•PPI hàng năm giảm 1,8% [Ước tính -1,4% Trước đó -0,8%]
•PPI hàng tháng giảm 0,7% [Trước đó -0,2%]
Trung Quốc cần phải hành động nhanh chóng để thoát khỏi áp lực giảm phát, cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương Yi Gang đã thừa nhận rằng đây là một trong những mối quan tâm cấp bách nhất đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới
Việc Trung Quốc đẩy nhanh các biện pháp hỗ trợ kinh tế, đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực bất động sản, sẽ là tín hiệu tích cực hỗ trợ nhóm kim loại công nghiệp và năng lượng.
Thị trường hàng hóa
Báo cáo COT trong tuần tính đến ngày 3 tháng 9, cho thấy dầu thô tiếp tục bị bán tháo mạnh hơn bởi các nhà đầu cơ lớn. Vị thế mua vàng và đồng đã giảm, trong khi bạch kim đã bị bán ròng trở lại. Nhóm nông sản đã chứng kiến động thái mua vào, khi các vị thế bán được đóng ra với tốc độ nhanh nhất trong 4tháng. Nhóm nguyên liệu công nghiệp chứng kiến tuần mua thứ 2 liên tiếp.
Dầu WTI (giảm 62 nghìn xuống 125 nghìn hợp đồng) và Dầu Brent (giảm 38 nghìn xuống 42 nghìn hợp đồng) kết hợp lại cho thấy vị thế mua ròng Dầu thô giảm mạnh xuống mức 167 nghìn hợp đồng, mức thấp nhất trong 12 năm. Nếu tính thêm ba sản phẩm nhiên liệu, vị thế mua ròng tụt dốc xuống 121 nghìn hợp đồng, mức thấp nhất kể từ 2011.
Vị thế của các quỹ đầu cơ đối với dầu thô đã giảm xuống mức thấp quan trọng, báo hiệu các quỹ có thể tăng mua ròng trở lại và giá dầu tạo đáy.
Chỉ số COT cho thấy vị thế bán ròng Dầu thô của các nhà đầu cơ lớn đang chiếm đến 90% hạn mức.
Dữ liệu mùa vụ cho thấy trong 9/10 năm gần nhất, giá xăng có xu hướng tăng sau tuần đầu tiên của tháng 9.
Xăng là sản phẩm hàng hoá có hiệu suất sinh lời kém nhất tháng 8, khi giá xăng giảm 9,4% còn 1,90 đô la/gallon. Các phân tích viên ở Peak cho rằng giá xăng đang rẻ và ở vùng quá bán.
Biểu đồ tuần- Dầu thô đang trên bờ vực
Dầu thô đang trên bờ vực suy giảm... Điều này liên quan chặt chẽ đến một số chủ đề vĩ mô và thị trường quan trọng như rủi ro suy thoái, lạm phát và lãi suất
Chuyện gì đang xảy ra?
Giá dầu thô đã giảm xuống mức thấp nhất của phạm vi giao dịch và đang đe dọa phá vỡ mức hỗ trợ dài hạn quan trọng. Trong khi đó, tâm lý thị trường vẫn ở mức khoảng 50% theo xu hướng lạc quan, ngụ ý rằng vẫn còn nhiều nhà đầu tư giữ vững vị trí mua, nhưng họ có thể bị mắc kẹt và vội vàng bán tháo nếu giá dầu tiếp tục giảm.
Tại sao giá dầu lại quan trọng?
Giá dầu và năng lượng — hàng hóa nói chung — tự nhiên ảnh hưởng đến lạm phát vì chúng là các yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất, đồng thời tác động trực tiếp đến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thông qua các sản phẩm tiêu dùng nhạy cảm với giá hàng hóa (ví dụ: xăng dầu).
Chúng cũng gián tiếp cho chúng ta biết về lạm phát (và tăng trưởng), vì giá hàng hóa bị ảnh hưởng bởi nhu cầu và do đó phản ánh chu kỳ kinh tế vĩ mô. Ví dụ, giá hàng hóa tăng thường phản ánh tình hình kinh tế mạnh hơn
Vì vậy, giá dầu thấp hơn có khả năng dẫn đến lạm phát thấp hơn thông qua các tác động trực tiếp, nhưng nó cũng phản ánh vấn đề lớn hơn về rủi ro suy thoái (điều này ngày càng được chú ý nhiều hơn với sự biến động của đường cong lợi suất, tỷ lệ thất nghiệp và sự thay đổi của Fed hướng đến việc cắt giảm lãi suất).
Nếu giá dầu không giảm thì sao?
Có khả năng dầu thô có thể tìm được đáy ở đây và tăng giá trở lại. Trường hợp lạc quan là tăng trưởng nguồn cung vẫn bị hạn chế, các tín hiệu rủi ro suy thoái không chính xác và tăng trưởng/nhu cầu vẫn ổn định (và có thể việc nới lỏng của ngân hàng trung ương sẽ kích thích sự phục hồi tăng trưởng).
Điểm khác là vùng màu xanh trên biểu đồ kỹ thuật có thể đóng vai trò như một vùng hỗ trợ cứng. Kết hợp với tâm lý thị trường đang ở mức đáy của mô hình nêm, có thể phe bán đang sai lầm; vị thế hợp đồng tương lai đầu cơ đã giảm đáng kể. Trong khi đó, tình hình xung đột địa chính trị Trung Đông vẫn đang âm ỉ, có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào.
Một sự phục hồi mạnh mẽ và kéo dài của dầu thô có thể khiến lạm phát trở lại tâm điểm, làm hỏng kế hoạch cắt giảm lãi suất, đẩy lợi suất trái phiếu cao hơn, hoặc thậm chí gây ra "lạm phát đình trệ" (lạm phát cao hơn + tăng trưởng yếu hơn).
Vì vậy, dầu thô được cho là biểu đồ cần theo dõi trong những tuần và tháng tới, khi dầu thô đóng vai trò chủ đạo trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trước mắt.
>>>Tham khảo thêm: Hàng hóa phái sinh là gì? Tìm hiểu cách đầu tư hàng hóa sinh lời