Toàn cảnh thị trường
Chỉ số hàng hóa CRB, kết thúc tuần giảm 0.33%
NÔNG SẢN: giá lúa mì giảm do do báo nguồn cung toàn cầu tăng, giá đậu tương và ngô giảm do lượng mưa giúp cải thiện điều kiện trồng trọt ở Mỹ
KIM LOẠI: giá kim loại được hỗ trợ nhờ dữ liệu kinh tế yếu từ Mỹ và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9, giá đồng giảm do tồn kho cao và nhu cầu yếu tại Trung Quốc.
NĂNG LƯỢNG: giá dầu tăng do tồn kho giảm và nhu cầu nhiên liệu được cải thiện, giá khi đốt giảm do tồn kho tăng cao hơn dự kiến.
NLCN: giá đường giảm do dự báo thặng dư toàn cầu, giá cà phê được hỗ trợ do các vấn đề về thời tiết tại Việt Nam.
Tin tức chính tuần qua
-
Thị trường chứng khoán Mỹ tuần trước tăng 0.61%. Chỉ số STOXX Europe 600 toàn châu Âu kết thúc tuần tăng 0,79%, khi thị trường giảm bớt lo ngại về sự bất ổn chính trị và triển vọng nới lỏng chính sách tiền tệ nới lỏng hơn. Chỉ số DAX của Đức tăng 0,90%, Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 1,67%. Chỉ số FTSE 100 của Vương quốc Anh tăng 1,12%.
-
Các sự kiện chính trong tuần: Doanh số bán lẻ của Mỹ tăng lên 0.1% hàng tháng từ mức -0.2%, Sản lượng công nghiệp của Mỹ tăng 0.9% hàng tháng từ mức 0%, Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ giảm xuống 238K từ mức 243K, Chỉ số sản xuất của Fed Philadelphia giảm xuống 1.3 từ mức 4.5, Chỉ số PMI sản xuất của EU giảm xuống 45.6 từ mức 47.3, Chỉ số PMI sản xuất S&P của Mỹ tăng lên 51.7 từ mức 51.3, Chỉ số PMI dịch vụ S&P của Mỹ tăng lên 55.1 từ mức 54.8.
-
BoE giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức cao nhất trong 16 năm là 5,25%. Tỷ lệ lạm phát chung tại Anh giảm xuống mức mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương trong tháng 5, từ mức 2,3% của tháng trước. Lạm phát lõi giảm xuống 3,5% từ mức 3,9% trong tháng 4, tuy nhiên, lạm phát dịch vụ tăng cao hơn kỳ vọng ở mức 5,7%. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã hạ lãi suất 0.25%, đưa lãi suất chính sách xuống 1,25%, đi kèm tuyên bố rằng áp lực lạm phát đã giảm so với quý trước.
-
Chỉ số giá tiêu dùng CPI lõi tại Nhật Bản đã tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 5, sau mức tăng 2,2% trong tháng 4, nhưng thấp hơn một chút so với kỳ vọng đồng thuận về mức tăng 2,6%. Thống đốc BoJ Kazuo Ueda nhắc lại rằng việc tăng lãi suất vào tháng 7 là có thể xảy ra.
-
Chứng khoán Trung Quốc giảm điểm sau những dữ liệu kinh tế trái chiều. Chỉ số Shanghai Composite giảm 1,14%, trong khi blue chip CSI 300 giảm 1,3%. Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng chuẩn tăng 0,48%.
Sự kiện lớn trong tuần
-
Niềm tin tiêu dùng của Mỹ vào thứ 3
-
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ vào thứ 5.
-
Đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ vào thứ 5
-
Tổng sản phẩm quốc nội GDP quý 1 của Mỹ vào thứ 5
-
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân PCE của Mỹ vào thứ 6
-
Báo cáo diện tích cây trồng và tồn kho nông sản của USDA vào thứ 6
Đô la index
Dữ liệu cơ bản
-
Doanh số bán lẻ tháng 5 tăng nhẹ 0.1% hàng tháng, thấp hơn ước tính 0.3%, trên nền số liệu tháng 4 được sửa đổi giảm mạnh từ 0% xuống -0.2% m/m.
-
Doanh số bán lẻ lõi giảm 0.1% hàng tháng, thấp hơn dự kiến là +0.2%.
-
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần tại Mỹ tăng 238,000 nghìn đơn, cao hơn ước tính 235K và giảm nhẹ so với tuần trước là 243K.
-
Số đơn xin tiếp tục trợ cấp tăng lên 1.828 triệu đơn, cao hơn ước tính là 1.81 triệu, gần mức cao nhất kể từ cuối năm 2021.
-
PMI tổng hợp của S&P Global tại Mỹ tăng từ 54.5 tháng trước lên 54.6, cao hơn ước tính là 53.5.
-
PMI dịch vụ S&P Global tăng +0.3 điểm lên 55.1, mức cao nhất kể từ tháng 4/2022
-
PMI sản xuất tăng từ 51.3 tháng trước lên 51.7, cao hơn ước tính là 51.
Goldman Sachs dự báo chỉ số PCE toàn phần tăng 2,51% hàng năm.
Khối ngành: Kim loại
Báo cáo COT kim loại trong tuần tính đến ngày 18 tháng 06:
• Đồng: Các quỹ đầu cơ giảm 5567 hợp đồng mua và tăng 3478 hợp đồng bán đưa vị thế dương mua về mức 45598 hợp đồng.
• Bạc: Các quỹ đầu cơ tăng 932 hợp đồng mua và giảm 1627 hợp đồng bán đưa vị thế dương mua lên mức 32159 hợp đồng.
Báo cáo COT kim loại trong tuần tính đến ngày 18 tháng 06:
• Bạch kim: Các quỹ đầu cơ giảm 3537 hợp đồng mua và giảm 2873 hợp đồng bán đưa vị thế dương mua về mức 5841 hợp đồng.
Bạc
-
Năm 2023, Ấn Độ tiêu thụ 3.771 tấn nhu cầu bạc trong lĩnh vực trang sức và đồ dùng bằng bạc, tương đương 46,9% nhu cầu toàn cầu trong hai lĩnh vực này. Nhu cầu về đồ bạc và đồ trang sức bạc của nước này chịu ảnh hưởng lớn bởi thu nhập khả dụng tại các vùng nông thôn, hiện đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi yếu tố thời tiết gió mùa. Nếu hoạt động sản xuất đồ bạc của Ấn Độ giảm 10% trong năm nay, nhu cầu có nguy cơ giảm xuống dưới 1.000 tấn lần đầu tiên sau 3 năm. Từ đầu năm đến nay, nhập khẩu bạc của Ấn Độ tương đối mạnh, đạt 4.335 tấn, tăng 77,6% so với cùng kỳ năm trước, điều này nghĩa là ngay cả khi nhu cầu nửa cuối năm chậm lại, nhập khẩu hàng năm có thể bằng với mức trong năm 2023.
Bạch kim
-
Nhu cầu vàng trong lĩnh vực trang sức của Trung Quốc đang hạ nhiệt trong hai tháng qua, kéo theo sự suy giảm của nhu cầu trang sức bạch kim. Những trở ngại đối với nhu cầu trang sức bạch kim của Trung Quốc bao gồm nền kinh tế tương đối trì trệ, dân số già và tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao, tỷ lệ kết hôn giảm và người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng vàng miếng hơn. Nhu cầu trang sức bạch kim toàn cầu được dự báo sẽ giảm trong năm nay từ mức 1.320 koz xuống còn 1.270 koz.
-
Sự thành lập của chính phủ liên minh mới ở Nam Phi đã giúp thúc đẩy đồng Rand vào tuần trước, đạt mức cao nhất kể từ tháng 8 năm ngoái.
Vàng
Bạc
Bạch kim
• Tồn kho đồng trong các kho do Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải theo dõi đã giảm 2,4% hàng tuần trong tuần trước, sàn giao dịch này cho biết hôm thứ Sáu.
• Tuy nhiên, dự trữ đồng tại SHFE đã tăng gấp 10 lần kể từ đầu năm đến nay, lên mức 322.910 tấn, cho thấy nguồn cung dồi dào ở Trung Quốc.
• Dữ liệu chính thức cho thấy, doanh thu tài chính ở Trung Quốc đã giảm 2,8% trong 5 tháng đầu năm 2024 so với một năm trước đó do phục hồi kinh tế không đồng đều.
• Hiệp hội các nhà sản xuất dây và cáp điện Nhật Bản cho biết doanh số bán và xuất khẩu cáp đồng nội địa của Nhật Bản trong tháng 5 đã tăng 6,3% lên 48.200 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhóm Nghiên cứu Đồng Quốc tế (ICSG) cho biết thị trường đồng tinh luyện toàn cầu thặng dư 13.000 tấn trong tháng 4, so với mức dư thừa 123.000 tấn trong tháng 3
Đồng
Khối ngành: Năng lương
Khí tự nhiên cửa Mỹ
-
Khí tự nhiên tiếp tục xu hướng giảm do tồn kho của Mỹ tăng cao bất chấp sự hạn chế sản lượng gần đây của các nhà sản xuất.
-
Theo báo cáo mới nhất của EIA, dự trữ khí tăng 71 bcf, cao hơn một chút so với kỳ vọng, với tổng tồn kho ở mức 3045 bcf, cao hơn khoảng 22,6% so với mức trung bình theo mùa 5 năm.
-
Mặt khác, thời tiết dự kiến sẽ nóng hơn trên phần lớn nước Mỹ vào đầu tháng 7. Điều này sẽ có thể thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ điện và hỗ trợ giá khí.
-
Bên cạnh đó, Ai Cập, quốc gia xuất khẩu LNG kể từ 2019, đang quay trở lại trở thành người mua và có kế hoạch nhập khẩu lớn nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Biểu đồ kỹ thuật khí tự nhiên – biểu D
Tồn kho dầu thô + xăng của mỹ
-
Theo dữ liệu thống kê của EIA, tồn kho dầu thô giảm 2,5 triệu thùng trong tuần trước, được thúc đẩy bởi nhập khẩu giảm ròng 2,5 triệu thùng/ngày và nhu cầu nhiên liệu tăng.
-
Tồn kho xăng và các sản phẩm chưng cất cũng ghi nhận giảm, lần lượt là 2,28 triệu thùng và 1,726 triệu thùng.
-
Nhu cầu xăng (TB 4 tuần) gần đạt mức tương đương năm 2023, với nhiên liệu máy bay gần đạt mức cao nhất trong 5 năm.
Tin tức dầu thô
-
Baker Hughes báo cáo rằng số giàn khoan dầu đang hoạt động của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm rưỡi, một dấu hiệu cho thấy sản lượng dầu thô của Mỹ suy giảm trong ngắn hạn.
-
Hai cuộc không kích của Israel nhằm vào các nguồn cung cấp viện trợ đã giết chết ít nhất 11 người Palestine ở Gaza hôm thứ Hai. Hơn 8 tháng sau cuộc giao tranh, các cơ quan hòa giải quốc tế được Mỹ hậu thuẫn cho đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận ngừng bắn. Hamas nói rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải chấm dứt chiến tranh, trong khi Israel nói rằng họ sẽ chỉ đồng ý tạm dừng giao tranh cho đến khi Hamas bị tiêu diệt.
-
Trong một cuộc xung đột lớn khác, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Hai cho biết quân đội nước này đã tấn công hơn 30 cơ sở chế biến và lưu trữ dầu của Nga. Trong cuộc tấn công gần đây nhất vào ngày 21/6, máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công 4 nhà máy lọc dầu, trong đó có nhà máy lọc dầu Ilsky, một trong những nhà sản xuất nhiên liệu chính ở miền Nam nước Nga.
-
Tại Hoa Kỳ, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco Mary Daly cho biết bà không tin rằng Fed nên cắt giảm lãi suất trước khi các nhà hoạch định chính sách tự tin rằng lạm phát đang hướng tới mức 2%. Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất sẽ khiến chi phí vay cao hơn trong thời gian dài hơn, điều này có thể làm giảm hoạt động kinh tế và ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ.
-
Ngoài ra, cũng có những lo ngại về về triển vọng phục hồi kinh tế của Trung Quốc. Các nhà bán lẻ nước này đang phải đối mặt với bức tranh tiêu dùng ảm đạm sau khi lễ hội mua sắm trực tuyến giữa năm cho thấy kết quả đáng thất vọng.