Sự kiện vĩ mô trong tuần
Dữ liệu việc làm của Mỹ
Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào thứ Sáu dự kiến sẽ cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn mạnh trở lại trong tháng 5. Các nhà kinh tế dự kiến nền kinh tế sẽ tạo thêm 185.000 việc làm, một mức tăng khiêm tốn so với tháng trước.
Các nhà đầu tư lo ngại rằng nền kinh tế quá mạnh có thể ngăn cản Fed hạ lãi suất trong năm nay, hoặc thậm chí yêu cầu tăng lãi suất. Nhưng những lo ngại đó đã được xoa dịu vào tháng trước, nhờ dữ liệu cho thấy lạm phát chậm lại và thị trường lao động hạ nhiệt.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách vẫn kêu gọi sự kiên nhẫn trong việc cắt giảm lãi suất và cho biết cần xem xét dữ liệu trong vài tháng tới để chắc chắn rằng lạm phát đang quay trở lại mục tiêu 2%. Báo cáo việc làm có thể cho thấy nền kinh tế đang mất đà nếu nó cho thấy tốc độ tạo ra việc làm tiếp tục chậm lại.
Quyết định lãi suất của ECB
ECB gần như chắc chắn sẽ trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên cắt giảm lãi suất trong chu kỳ này vào thứ Năm.
Với việc cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản được các nhà hoạch định chính sách hứa hẹn, thị trường sẽ tập trung vào những gì Chủ tịch ECB Christine Lagarde sẽ nói trong bài phát biểu trong tuần này.
Lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ của khối vẫn ổn định và nền kinh tế đang phục hồi nhanh hơn dự kiến, trong khi tăng trưởng tiền lương đã tăng tốc trong quý trước, khiến triển vọng cắt giảm lãi suất sau tháng 6 trở nên kém chắc chắn hơn.
Các thị trường vẫn kỳ vọng ECB sẽ cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm nay so với Fed và Ngân hàng Anh mặc dù kỳ vọng về số lần cắt đã giảm.
Quyết định lãi suất của ngân hàng Canada
BoC dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới vào thứ Tư sau khi dữ liệu vào thứ Sáu tuần trước cho thấy nền kinh tế nước này mở rộng với tốc độ chậm hơn dự kiến trong quý đầu tiên.
Báo cáo GDP chỉ ra rằng nền kinh tế Canada đã không phục hồi mạnh mẽ sau đợt suy thoái năm ngoái và có thể thuyết phục ngân hàng trung ương bắt đầu giảm chi phí đi vay.
RBC cho biết trong ghi chú hôm thứ Sáu: “Dường như tất cả dữ liệu kinh tế đều thuận lợi để Ngân hàng Canada bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách và hạ lãi suất qua đêm 25 điểm cơ bản xuống 4,75% vào thứ Tư”.
Tại cuộc họp cuối cùng của ngân hàng trung ương vào tháng 4, Thống đốc Tiff Macklem lưu ý rằng các yêu cầu cắt giảm lãi suất dường như đã được áp dụng nhưng các quan chức cần có thêm bằng chứng về việc lạm phát đang chậm lại.
Thị trường hàng hoá
Trong khi nhiều hàng hóa khởi đầu tháng 5 với đà tăng mạnh (đặc biệt là vàng, bạc, đồng) thì hầu hết đều đảo chiều và giảm mạnh vào cuối tháng. Thị trường nông sản đã giảm bớt những lo ngại về nguồn cung, với các khu vực trồng trọt ở Hoa Kỳ không chịu tác động đáng kể bởi hạn hán và tiến độ trồng ngô đang dần được khắc phục. Mặt khác, giá nông sản được kỳ vọng sẽ vẫn ổn định trên mức thấp nhất vào đầu năm 2024 do các vấn đề về thời tiết nóng làm giảm thụ phấn ngô ở Hoa Kỳ, khô hạn ở một số vùng trồng của Brazil, sương giá sớm gây thiệt hại cho vụ lúa mì của Nga và thời tiết ngày càng bất lợi ở Ukraine.
Có vẻ như lạm phát đã dần hạ nhiệt nhưng điều này không hỗ trợ nhiều cho thị trường hàng hóa và chứng khoán, do Fed giữ quan điểm chống lạm phát cho đến khi có niềm tin chắc chắn hơn rằng áp lực giá đang giảm bớt. Tuy nhiên, đà tăng của lợi suất trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ và sức mạnh của đồng đô la trong nửa cuối tháng 5 có thể sẽ bị đảo ngược trong nửa đầu tháng 6, qua đó khơi dậy sự lạc quan đối với chứng khoán, vàng, bạc, đồng và trái phiếu Kho bạc.
Quan điểm dự báo
Trái phiếu hồi phục
Các chỉ số PCE hàng quý và hàng tháng gần đây của Hoa Kỳ cho thấy lạm phát đã giảm nhẹ và dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ có xu hướng chậm lại một chút. Các bài phát biểu gần đây của Fed đã thừa nhận một số tiến bộ về tiến trình lạm phát và phần lớn tỏ ra lạc quan về tình trạng hiện tại của nền kinh tế Mỹ.
Lợi suất trái phiếu kho bạc cao đã đẩy lãi suất thế chấp và cho vay mua ô tô lên cao. Giá ô tô đã qua sử dụng đang bắt đầu giảm, tuy nhiên vẫn ở mức cao lịch sử. Điều tương tự cũng đang xảy ra trên thị trường nhà ở, làm tăng thêm các vấn đề về khả năng chi trả. Thị trường việc làm cũng đang cho thấy dấu hiệu suy yếu, với bảng lương phi nông nghiệp
tháng 4 ở gần mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2023. Các dấu hiệu chậm lại khác cũng được thể hiện qua doanh số bán lẻ và hàng hóa lâu bền.
Tồn kho đồng tại Thượng Hải và nhu cầu của Trung Quốc
Trung Quốc là nước tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới trong nhiều năm và sức mạnh kinh tế của nước này có thể được đo lường thông qua việc sản xuất và nhập khẩu đồng. Trong năm 2023, nhập khẩu đồng chưa gia công giảm 6% so với năm trước, tuy nhiên nhập khẩu quặng và tinh quặng tăng 9%.
Số liệu hôm thứ Sáu tuần trước cho thấy tồn kho đồng trên Sàn giao dịch Thượng Hải là 214.487 tấn, tăng 33.164 tấn so với tuần trước và là mức tăng thứ 11 trong 12 tuần qua. Thứ Sáu trước nữa cho thấy mức tăng 94.803 tấn, đây là mức tăng lớn nhất trong lịch sử. Trở lại đầu tháng 12, tồn kho tại Thượng Hải đạt tổng cộng 26.149 tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2009.
Tồn kho tại Thượng Hải thường đạt mức cao nhất trong năm vào tháng 2 hoặc tháng 3. Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán khiến sản xuất chậm lại và nguồn cung bị tắc nghẽn.
Chỉ số Shanghai Composite và CSI-300 đạt mức thấp nhất trong 5 năm vào đầu tháng 2, nhưng đã phục hồi trong 4 tuần qua. Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (NPC) sẽ bắt đầu cuộc họp thường niên vào tuần tới và dự kiến sẽ đưa ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm của chính phủ. Những tin tức tích cực từ NPC có thể báo hiệu hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc mạnh hơn trong năm nay.
Doanh số xe tải hạng nhẹ sẽ là yếu tố dẫn dắt
Hầu hết người tiêu dùng tại Mỹ đều phụ thuộc vào thẻ tín dụng khi mua sắm các món đồ có giá trị lớn, do đó sự trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed có thể làm hạn chế nhu cầu đối với các hàng hoá này. Tuy nhiên, một ngoại lệ đáng chú ý là doanh số xe hạng nhẹ, với số liệu tháng 4 đạt 15,736 triệu xe, mức cao nhất kể từ đầu năm.
9 trên 12 tháng qua doanh số bán xe hạng nhẹ của Mỹ đều đạt trên mức 15,5 triệu xe, bao gồm cả tháng 2 và tháng 3, trong khi triển vọng cắt giảm lãi suất của Fed đang trở nên kém khả quan hơn.
Xe hạng nhẹ được phân chia thành 2 mục: xe chở khách và xe tải hạng nhẹ. Trong quá khứ, xe chở khách từng có thời gian là cấu phần lớn nhất, tuy nhiên đã ở dưới mức so với xe tải hạng nhẹ trong 2 thập kỷ qua. Trong tháng 4, doanh số bán xe chở khách của Mỹ đạt 3,034 triệu xe, tăng so với tháng 3, song vẫn chưa vượt trên 3,3 triệu xe kể từ tháng 7/2021, chỉ đóng góp 19% vào tổng doanh số bán xe hạng nhẹ của Mỹ.
Doanh số xe tải hạng nhẹ của Mỹ trong tháng 4 (bao gồm xe bán tải và SUV) đạt 12,693 triệu chiếc, mức cao nhất trong 4 tháng và là mức cao thứ 3 trong 12 tháng gần nhất. Doanh số xe tải hạng nhẹ của Mỹ đã đạt mức trên 12,5 triệu xe trong 3 tháng qua, một tín hiệu đáng khích lệ khi triển vọng cắt lãi suất của Fed đang trở nên kém hơn.
Nếu Fed cắt giảm 1 lần hoặc nhiều hơn trong quý 3, điều này sẽ giúp doanh số bán xe tải hạng nhẹ của Mỹ hướng đến mức kỷ lục trước đó là 13,961 xe, ghi nhận vào tháng 4/2021. Điều này sẽ là tín hiệu hỗ trợ tích cực đối với palladium, bạch kim, đồng và nhóm năng lượng.
Khí tự nhiên - các yếu tố tiêu cực giảm dần
Giá khí tự nhiên đã hồi phục đáng kể với mức tăng gần $0,8 kể từ đầu tháng 5. Mặc dù nguồn cung của Mỹ vẫn đang cao hơn 29% so với mức trung bình 5 năm, song nếu so với con số 41% hồi đầu năm thì đây là một tín hiệu khá tích cực.
Đợt nóng đầu mùa ở một vài khu vực cho thấy nhu cầu làm mát ở mức cao, với 17 ngày ghi nhận nhiệt độ trên mức trung bình tại Mỹ trong 3 tuần qua.
Về xuất khẩu, EIA hiện dự báo công suất xuất khẩu LNG của Mỹ sẽ đạt mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây tại thời điểm cuối năm, tăng 4 bcf/ngày, +33% so với 2023. Tuy nhiên, mức công suất thực tế đã gần đạt con số dự báo, do đó chỉ cần một trục trặc nhỏ ở các cảng cũng có thể gây ra sự gián đoạn.
Về phân tích kỹ thuật, mặc dù đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây, giá vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức đỉnh lịch sử. Bên cạnh đó, việc loại bỏ dần những nhiên liệu gây ô nhiễm nặng như than và dầu thô có thể hỗ trợ xu hướng tăng bền vững của giá khí tự nhiên.
Trong ngắn hạn giá khí vẫn đang điều chỉnh sau khi quá mua, do đó NĐT nên giữ quan điểm thận trọng và lựa điểm vào để giải ngân dần. Hỗ trợ gần nhất là vùng $2,74 - $2,79 đối với hợp đồng tháng 8.
Đậu tương - tâm lí "mưa tạo hạt"
Các sản phẩm từ đậu tương đã có một tuần khó khăn, đặc biệt là khô đậu tương bắt đầu với mức đảo chiều giảm đáng kể. Đậu tương cũng chịu nhiều áp lực khi thời tiết thuận lợi hơn dự báo ở một số khu vực trọng điểm.
Một số vùng độ ẩm đất cao khiến việc trồng trọt chậm lại và yếu tố thời tiết có vẻ sẽ được thị trường tập trung quan tâm vào giai đoạn giữa mùa hè.
Giá khô đậu tương tăng mạnh tuần trước đó đã gây bất ngờ cho thị trường, bởi hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng tốc độ tăng trưởng mạnh đồng nghĩa với việc nguồn cung thực phẩm sẽ trở nên dồi dào. Tuy nhiên, sản lượng nghiền NOPA thấp đáng ngạc nhiên trong tháng 4 cho thấy tỷ lệ nghiền giảm mạnh, chủ yếu là do thời gian ngừng hoạt động để bảo trì và điều này giúp thắt chặt tồn kho khô đậu tương. Giá giao ngay khô đậu tương tại Mỹ vẫn cao nhưng tới nay chưa có bất kỳ sự chuyển đổi nào việc mua hàng từ Mỹ sang Argentina.
Ngô - sẵn sàng vị thế chờ tăng giá
Tuần trước, giá ngô giảm đã gây thất vọng cho những nhà đầu cơ giá lên, tuy nhiên điều này là hợp lý khi việc gieo trồng đã tiến triển tốt với hơn 75% đã hoàn thành, và không có tình trạng khô hạn hay nhiệt độ cao đáng kể ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ. Ngoài ra báo cáo Hạn hán hàng tuần cho thấy chỉ có 5% sản lượng ngô của Mỹ đang trong khu vực bị hạn, giảm từ mức 19% vào cuối tháng Ba. Các khu vực Tây Nam, nơi còn lại của sự khô hạn, dự kiến sẽ nhận được lượng mưa đáng kể trong tuần tới.
Giá ngô đang chịu áp lực từ 2 nguồn tin tiêu cực. Thứ nhất là sự xuất hiện trường hợp cúm gia cầm thứ ba tại người ở Mỹ, được phát hiện ở một công nhân làm việc trong ngành sữa ở Michigan. Điều đáng chú ý là người này là người đầu tiên có các triệu chứng hô hấp, điều này làm tăng nguy cơ lây lan virus cúm gia cầm giữa người. Ngoài ra một báo cáo từ Bloomberg chỉ ra rằng sau khi chính quyền Biden cập nhật mô hình khí hậu GREET, rất ít ethanol sản xuất ở Mỹ sẽ đủ điều kiện để nhận trợ cấp của chính phủ cho nhiên liệu hàng không bền vững. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp ethanol ở Mỹ, vì các doanh nghiệp sản xuất ethanol có thể mất cơ hội nhận các khoản trợ cấp này.
Tại Nam Mỹ, vệc thu hoạch ngô ở Argentina đã hoàn thành 30%. Trong khi đó, các khu vực trồng ngô vụ thứ hai tại trung tâm Brazil cần mưa.
Tình trạng khô hạn ở khu vực Biển Đen vẫn là một mối lo ngại, nhưng cây trồng đang trong giai đoạn rất sớm của mùa sinh trưởng, và còn thời gian để cải thiện. Việc gieo trồng ở Pháp đã hoàn thành 85%.
Thị trường ngô đang có những khó khăn và không chắc chắn trong ngắn hạn như: Lượng cung ngô có thể giảm, dẫn đến thị trường thắt chặt nếu có vấn đề với vụ ngô tại Mỹ . Sản lượng ở Argentina không chắc chắn do sự xâm nhập của côn trùng gây hại, triển vọng vụ ngô Safrinha ở Brazil hiện kém thuận lợi, và các ước tính tư nhân về sản lượng ở Nam Mỹ vẫn thấp hơn nhiều so với ước tính của USDA. Vì vậy xuất khẩu ngô của Mỹ có thể trở nên rất cạnh tranh cho đến ít nhất là tháng Bảy, khi các nước khác không thể cung cấp đủ ngô. Các nhà giao dịch nên chuẩn bị để tận dụng cơ hội tăng giá ngô trong mùa hè nếu điều kiện thời tiết gây ra các vấn đề cho mùa vụ.
El Nino chậm kết thúc/ La Nina chậm bắt đầu?
Sự kiện El Nino hiện tại bắt đầu vào tháng 6/2023 và đang kéo dài hơn so với lần trước đó, tuy nhiên vẫn được kỳ vọng là sẽ ngắn hơn so với giai đoạn 2014/16.
Một báo cáo gần đây của Trung tâm Dự báo Khí hậu Hoa Kỳ (CPC) cho biết sẽ có sự chuyển pha từ El Nino sang pha trung tính trong tháng tới. Báo cáo cũng dự đoán 49% La Nina sẽ phát triển trong giai đoạn tháng 6 – tháng 8, và 69% trong giai đoạn tháng 7 – tháng 9. So sánh với hồi đầu năm, CPC đã dự đoán 55% La Nina sẽ phát triển trong giai đoạn tháng 6 – tháng 8, điều này có nghĩa là thời gian La Nina bắt đầu dự kiến sẽ muộn hơn.
Điều này có thể là do mức độ khắc nghiệt của El Nino hiện tại. Chỉ số ONI (Oceanic Nino Index) 2023/24 cho thấy mức đỉnh +2,0 độ C, cao hơn tương đối so với ngưỡng +1,5 độ C (được coi là mạnh). Con số này rất gần với các đợt kỷ lục trước đó ghi nhận vào giai đoạn 1982/93 (+2,2) và 1997/98 (+2,4).
Số liệu tháng 2 – tháng 4 gần đây cho thấy ONI ở mức +1,1, được xếp vào ngưỡng trung bình. Kể từ đầu tháng 4, ONI đã giảm từ mức +1,2 xuống còn +0,2, mức thấp nhất trong vòng 1 năm, cho thấy khả năng thời tiết sẽ chuyển sang pha trung tính trong vài tháng tới.
Sự kết thúc muộn của El Nino sẽ làm chậm khởi đầucủa La Nina. La Nina thường mang đến lượng mưa trên mức trung bình cho vành đai ngô phía đông và nhiệt độ trên mức trung bình cho phía đông nam, tuy nhiên cũng sẽ mang lại lượng mưa dưới mức trung bình cho miền nam Brazil và Argentina, những khu vực sản xuất chính đối với đường, cà phê, đậu tương và ngô.
Đường - thị trường dường như đang bị định giá thấp
Giá đường đã phá xuống khỏi vùng tích luỹ cuối tháng 4 – đầu tháng 5 và đạt mức thấp nhất 14 tháng vào ngày 16/5. Trong 6 phiên gần đây, giá đã cố gắng để giữ trên mức đó và kết phiên tuần ghi nhận tăng điểm.
Thị trường đã chịu áp lực khi sản lượng đầu vụ ở khu vực Trung Nam Brazil tăng mạnh, với số liệu tháng 4 ghi nhận cao hơn 65% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng nghiền mía cũng cao hơn 5,5%, cho thấy các nhà máy đang ưu tiên sản xuất đường hơn là ethanol. Bên cạnh đó, tại Ấn Độ mùa gió mùa được kỳ vọng sẽ bắt đầu từ tuần này với các dự báo cho rằng lượng mưa đạt trên mức trung bình, giúp vụ mùa thuận lợi.
Quay trở lại với Brazil, thời tiết khô đã giúp khởi đầu vụ thuận lợi, tuy nhiên điều này có thể làm giảm năng suất khi mùa vụ tiến triển. Nhiều nhà phân tích vẫn kỳ vọng tổng sản lượng nghiền vụ 2024/25 sẽ thấp hơn so với 2023/24.
Ngoài ra, doanh số ethanol nội địa của Brazil đã và giảm tỷ trọng đường trong chế biến sau này, dẫn đến xuất khẩu đường của Brazil sẽ giảm dần.
Về phía Ấn Độ và Thái Lan, xuất kcao hơn cùng kỳ kể từ tháng 8 năm ngoái, do đó các nhà máy có thể sẽ tăng tỷ trọng ethanol hẩu khả năng sẽ khó có thể tăng mạnh trong ngắn hạn, kể cả với dự báo sản lượng tăng. Ấn Độ hiện đang triển khai chính sách
khá tích cực đối với ethanol, do đó sẽ có rất ít dư địa cho xuất khẩu, kể cả khi lệnh cấm hiện tại được dỡ bỏ.
Nhìn chung, khả năng giá đường đang, hoặc rất gần với vùng đáy dài hạn. Thị trường dường như đang bị định giá thấp, và điều này sẽ tạo tiền đề cho xu hướng tăng trong tương lai.
Ca cao và cà phê - liệu có khả năng suy giảm?
Tâm lý toàn cầu đã chuyển sang tiêu cực trong tuần qua, với căng thẳng gia tăng ở Trung Đông, lạm phát gia tăng và cơ hội cắt giảm lãi suất của Fed vào tháng 6 giảm đi.
Tâm lý phòng tránh rủi ro thường dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm và điều đó có thể gây khó khăn cho những sản phẩm thuộc dạng hàng hoá ít thiết yếu. Hai trong số những mặt hàng đang ở trạng thái quá mua và dễ bị điều chỉnh là ca cao và cà phê.
Giá ca cao đã tăng vọt trong thời gian qua. Những động thái gần đây của Bờ Biển Ngà và Ghana về việc hoãn giao hàng cho đến vụ tới đã hỗ trợ thêm cho giá, tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng các đơn hàng không bị huỷ. Điều này có thể hiểu rằng có sự lạc quan nhất định về vụ mùa 2024/25 (bắt đầu từ tháng 10), và sẽ giúp giải toả bớt căng thẳng nguồn cung trên toàn cầu.
Đối với cà phê, giá đã tăng 40 cent kể từ cuối tháng 3 (+22%), phần lớn do sự khan hiếm nguồn cung robusta trong ngắn hạn. Robusta ở châu Âu chủ yếu nhập từ Đông Nam Á thông qua Biển Đỏ, khu vực đã chịu ảnh hưởng bởi Houthi kể từ khi xung đột ở dải Gaza nổ ra.
Nếu căng thẳng ở Trung Đông leo thang, việc vận chuyển có thể sẽ bị gián đoạn nhiều hơn. Ngược lại, nếu tình hình dịu đi, điều này sẽ gây áp lực lên giá, đặc biệt là Arabica, khi 81% sản lượng toàn cầu đến từ khu vực Trung & Nam Mỹ, và việc vận chuyển không phải đi qua Biển Đỏ,