Đầu tư hàng hóa phái sinh là kênh đầu tư đang cực kỳ phổ biến trong những năm trở lại đây. Đặc biệt là giai đoạn bùng nổ của đầu tư tài chính khi dòng tiền kinh doanh bị bế tắc bởi dịch bệnh cùng lãi suất ngân hàng đang ở mức thấp. Kênh đầu tư hàng hóa là một thị trường 2 chiều với nhiều hấp dẫn về lợi nhuận khổng lồ mà nó mang lại. Tuy nhiên để kiếm được lợi nhuận cao đi đôi với quản trị được rủi ro mọi người cần phải trang bị một kiến thức vững vàng trước khi tham gia vào kênh đầu tư hấp dẫn này.
Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ 5 kiến thức quan trọng mà nhà đầu tư nào muốn tham gia thị trường hàng hóa phái sinh cũng cần phải biết.
Đầu tư hàng hóa phái sinh là gì? Thị trường và các sản phẩm phái sinh
Hàng hóa phái sinh hay (phái sinh hàng hóa) là công cụ giúp nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận dựa vào sự chênh lệch giá bằng việc mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa nhất định. Mặt khác, công cụ này giúp cho người nông dân chủ động được giá bán sản phẩm cao hơn và định được mức lợi nhuận sẽ có được trong tương lai.
Các sản phẩm hàng hóa được phép giao dịch mua bán tại Việt Nam được chia thành 4 nhóm chính bao gồm:
-
Nhóm kim loại: bạch kim, bạc, đồng, quặng sắt,..
-
Nhóm năng lượng: dầu thô, khí tự nhiên, xăng pha chế,..
-
Nhóm nông sản: ngô, đậu tương, dầu đậu tương, lúa mì,...
-
Nhóm nguyên liệu công nghiệp: cà phê, ca cao, cao su, bông,..
Các loại hợp đồng dùng để chứng nhận mua bán sản phẩm hàng hóa phái sinh
Để giao dịch mua bán các sản phẩm hàng hóa nhà đầu tư cần nắm rõ về định nghĩa và tính chất khác biệt của từng loại hợp đồng để đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu của riêng mỗi người.
Có tất cả 4 loại hợp đồng phổ biến sau được dùng trong giao dịch hàng hóa phái sinh
- Hợp đồng tương lai (Futures contract): là hình thức giao dịch mà khách hàng có thể mua bán một lượng hàng hóa tại một mức giá xác định, việc chuyển giao sẽ được thực hiện trong tương lai. Các yêu cầu về giao dịch hợp đồng tương lai như khối lượng, mức giá, tiêu chuẩn hàng hóa, thời gian đến hạn,... sẽ được các sở giao dịch hàng hóa quy định.
- Hợp đồng quyền chọn (Options contract): là hợp đồng thỏa thuận về quyền (không kèm theo nghĩa vụ) được mua bán một lượng hàng hóa cơ sở tại một mức giá và trong khoảng thời gian đã được xác định. Bên mua quyền chọn có thể thực hiện hoặc không thực hiện giao dịch tài sản tới khi tất toán hợp đồng. Các yêu cầu giao dịch quyền chọn hàng hóa như loại hàng hóa, tháng đến hạn, khối lượng giao dịch,... được chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế.
- Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract): được hiểu là hợp đồng mua hoặc bán một số lượng đơn vị tài sản cơ sở nhất định trong tương lai, theo một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Vào thời điểm ký kết hợp động kỳ hạn, sẽ không có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền. Hai bên thỏa thuận phải thực hiện các nghĩa vụ theo mức giá đã xác định của thị trường.
- Hợp đồng hoán đổi (Swap contract): có nghĩa là mỗi bên giao dịch ký kết hợp đồng sẽ thực hiện trao đổi cho nhau số tiền trên các mức giá thả nổi hoặc cố định của 1 khối lượng hàng hóa nhất định trong kỳ thanh toán. Ví dụ, trong giao dịch hoán đổi mức giá cả hàng hóa tại các sàn đầu tư hàng hóa, một bên sẽ thực hiện thanh toán theo giá cả cố định cho bên kia. Ngược lại, đối phương sẽ thanh toán theo mức giá thả nổi cho bên này.
Muốn đầu tư hàng hóa phái sinh phải qua kênh nào
Các giao dịch hàng hóa được thực hiện trên các sàn giao dịch quốc tế như: LME(London), CBOT (Chicago), TOCOM(Tokyo), NYMEX(New York), NYBOT, ICE,..
Tất cả đều được giao dịch thông qua sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và các công ty môi giới giao dịch hàng hóa như Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Hồ Chí Minh - HCT là trung gian để đưa lệnh và giao dịch của các nhà đầu tư lên Sở.
Hiện nay có rất nhiều các công ty môi giới giao dịch hàng hóa đang hoạt động nhằm mục đích giúp nhà đầu tư tiếp cận thị trường một cách dễ dàng hơn và hỗ trợ đồng hành cùng khách hàng mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng cũng như lợi ích chung cho toàn thể thị trường giao dịch hàng hóa.
Ưu điểm và rủi ro khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh
Ưu điểm tuyệt vời của kênh đầu tư hàng hóa
-
Được đảm bảo về mặt pháp lý: Kênh phái sinh hàng hóa được sự cấp phép bởi bộ công thương nên rất an toàn và minh bạch.
-
Tính thanh khoản cao: Đây là một trong những ưu điểm cần thiết đối với mọi kênh đầu tư tài chính. Thị trường hàng hóa phái sinh rất đa dạng sản phẩm đầu tư cùng đông đảo mọi người tham gia trên toàn thế giới cung cấp cơ hội giao dịch ngắn và dài hạn cho tất cả các nhà đầu tư.
-
Đòn bẩy cao: Một ưu điểm rất được ưa thích của các nhà đầu tư là có thể sử dụng đòn bẩy cao giúp tối ưu lợi nhuận kiếm về một cách nhiều nhất có thể. Đòn bẩy trong kênh hàng hóa phái sinh lên tới 1:20 và tối đa có thể lên tới 1:30 giúp nhà đầu tư sinh lời lớn chỉ với vốn nhỏ.
-
Giao dịch T0 và 2 chiều: Khác với chứng khoán là cần T+ mới được phép chốt lãi thì giao dịch hàng hóa phái sinh linh hoạt hơn nhiều với giao dịch T0 cùng với đó là nhà đầu tư có thể đánh hai chiều, mua khi thị trường lên và bán khống khi thị trường lao dốc miễn là bạn có thể dự đoán đúng xu hướng.
Rủi ro có thể gặp phải mà nhà đầu tư cần biết
Không chỉ riêng kênh đầu tư hàng hóa mà bất kỳ kênh đầu tư tài chính nào cũng đều có rủi ro riêng. Chúng ta cần nắm rõ được các rủi ro khi tham gia để quản trị rủi ro tốt nhằm giảm thiểu được những khoản lỗ không đáng có.
Một trong những rủi ro mà có thể gặp phải là:
-
Sự biến động thị trường: Đây có thể là con dao 2 lưỡi cho nhà đầu tư vì thị trường hàng hóa thường biến động rất mạnh tức là chúng ta có thể dễ dàng kiếm lợi nhuận lớn khi đoán đúng xu hướng và ngược lại có thể lỗ lớn khi không có điểm dừng lỗ hợp lý.
-
Đặt nhầm lệnh: Tưởng đơn giản nhưng lại là sai lầm tai hại cho nhà đầu tư khi không để ý đặt chính xác lệnh mua hoặc bán. Điều này có thể gây thiệt hại lớn dù chỉ trong phút chốc.
-
Không đặt lệnh dừng lỗ (stop loss): Đây là một điều cơ bản trong quản trị rủi ro mà bạn cần thực hiện đề phòng thiệt hại lớn xảy ra khi dự đoán sai xu hướng thị trường.
-
Thời gian giao dịch hàng hóa không đồng nhất: Mỗi sàn trên thế giới có một khung thời gian riêng nên bạn cần lưu ý vấn đề này
Hướng dẫn các bước giao dịch hàng hóa phái sinh đầy đủ nhất
Ở trên các bạn đã được chia sẻ những kiến thức nền tảng cần phải nắm trước khi tham gia đầu tư kênh giao dịch hàng hóa phái sinh. Tiếp theo đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn làm thế nào để có thể bắt đầu mua bán, chốt lời kiếm lợi nhuận trong thị trường này.
Bước 1: Lựa chọn một công ty môi giới giao dịch hàng hóa uy tín
HCT - Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Hồ Chí Minh hiện đang là công ty môi giới top đầu trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa. Là thành viên có đầy đủ chứng nhận và được cấp phép hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV. (1)
HCT luôn tự hào khi đạt được những thành tích như:
-
Được sở giao dịch vinh danh là một trong top thị phần môi giới tại Việt Nam.
-
Tháng 5/2024 HCT vừa được sở giao dịch hàng hóa vinh danh là Thành viên đạt loại xuất sắc (AA).
-
HCT cũng được thống kê là thành viên có nhiều tài khoản mở mới nhất và phát triển khách hàng tốt nhất thị trường hàng hóa.
Ngoài ra nhà đầu tư còn được nhận những lợi thế sau khi mở tài khoản tại HCT
-
Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm
-
Nhiều ưu đãi hấp dẫn
-
Hỗ trợ nhiệt tình 24/7
-
Đòn bẩy cao lên tới 1:20
-
Tham gia những khóa học đầu tư tài chính bổ ích
Bước 2: Mở tài khoản giao dịch
Sau khi tìm được công ty môi giới phù hợp nhà đầu tư cần tiến hành mở tài khoản để giao dịch.
Mở tài khoản với các bước đơn giản qua đường link tại đây: Mở tài khoản giao dịch ngay
Bước 3: Lựa chọn mặt hàng để giao dịch
Với 4 nhóm sản phẩm phái sinh đã nêu trên nhà đầu tư cần tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm phù hợp với hiểu biết của mình để đầu tư hiệu quả. Hoặc bạn có thể nhờ sự tư vấn của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm tại HCT qua hotline 1900636909
Bước 4: Tải phần mềm CQG
Nhà đầu tư tải phần mềm CQG của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam giao dịch các sản phẩm Phái sinh hãy làm quen và thử thao tác đặt lệnh trên phần mềm trước.
Đọc thêm: Hướng dẫn sử dụng phần mềm giao dịch hàng hóa CQG
Bước 5: Nạp tiền vào tài khoản và tiến hành đặt lệnh
Cuối cùng bạn cần nạp số vốn định đầu tư vào tài khoản và sẵn sàng đặt lệnh mua bán hàng hóa
Hướng dẫn nạp tiền vào tài khoản giao dịch qua link sau: Hướng dẫn nạp/rút tiền
Kết luận
Đầu tư vào thị trường hàng hóa phái sinh có thể đem lại cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư, tuy nhiên cũng đi kèm với nhiều rủi ro. Để đầu tư hiệu quả, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về thị trường, lựa chọn công ty giao dịch hàng hóa uy tín, chọn sản phẩm và hợp đồng phù hợp với nhu cầu và khả năng đầu tư của mình
Để có thể biết thêm nhiều kiến thức cũng như những thắc mắc chi tiết xin vui lòng liên hệ với HCT qua thông tin dưới đây:
Thông tin liên hệ:
-
Địa chỉ: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
-
Hotline: 1900.636.909
-
Website: https://hct.vn/