Diện tích trồng ngô cao hơn có thể khiến nguồn cung ngô của Mỹ dồi dào hơn, tạo áp lực giảm giá. Ngược lại, giá lúa mì giảm 1,57% xuống còn 213,48 USD/tấn trong phiên hôm qua, áp lực bán chủ yếu do động thái chốt lời của thị trường hợp đồng tương lai ngô.
Ngày 2/7, giá ngô tiếp tục trải qua biến động mạnh và kết phiên với mức tăng nhẹ. Áp lực từ diện tích canh tác ngô năm nay tại Mỹ vượt ngoài dự đoán của thị trường đã làm giá ngô chịu sức ép.
Tuy nhiên, sự suy giảm chất lượng của vụ ngô mới tại Mỹ đã giúp giá ngô phục hồi phần nào.
Theo báo cáo Diện tích gieo trồng (Acreage 2024) công bố cuối tuần trước, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính nông dân Mỹ đã trồng 91,48 triệu mẫu ngô cho vụ thu hoạch năm nay, vượt qua dự đoán trước đó là 89,0 - 91,3 triệu mẫu, khiến thị trường bất ngờ.
Diện tích trồng ngô cao hơn có thể khiến nguồn cung ngô của Mỹ dồi dào hơn, tạo áp lực giảm giá.
Mặt khác, chất lượng ngô giảm đã thúc đẩy lực mua trở lại. Theo báo cáo Tiến độ mùa vụ (Crop Progress) của USDA, khoảng 67% diện tích ngô của Mỹ đạt chất lượng tốt/tuyệt vời trong tuần kết thúc ngày 30/6, giảm 2 điểm phần trăm so với tuần trước và thấp hơn mức kỳ vọng 68% của thị trường.
Nguyên nhân chính là do đợt lũ lụt đầu tuần đã gây ngập úng và làm giảm chất lượng ngô.
Ngược lại, giá lúa mì giảm 1,57% xuống còn 213,48 USD/tấn trong phiên hôm qua. Áp lực bán chủ yếu do động thái chốt lời của thị trường và sự cạnh tranh gay gắt từ giá lúa mì xuất khẩu của Nga.
Theo công ty tư vấn nông nghiệp IKAR, giá lúa mì xuất khẩu của Nga đã giảm tuần thứ 4 liên tiếp, với giá FOB lúa mì chứa 12,5% protein tại các cảng trên Biển Đen đạt 226 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với tuần trước đó.
Nguyên nhân là do năng suất thu hoạch cao hơn tại các khu vực Krasnodar và Stavropol, dù đã chịu ảnh hưởng của sương giá và hạn hạn hồi tháng 5 và tháng 6.
Tham khảo nguồn: Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam