Cảng xuất khẩu dầu Hariga của Libya đã ngừng hoạt động do nguồn cung dầu thô không đủ, hai kỹ sư tại cảng này cho biết với Reuters vào thứ Bảy (31/8), khi sự bế tắc giữa các phe phái chính trị đối địch khiến hầu hết các mỏ dầu của nước này phải đóng cửa.
Tuần này, cuộc xung đột về quyền kiểm soát ngân hàng trung ương bùng phát đe dọa gây ra một đợt bất ổn mới ở quốc gia Bắc Phi này, một quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn đang bị chia rẽ giữa phe phái phía đông và phía tây.
Chính quyền ở phía đông, kiểm soát các mỏ dầu chiếm gần như toàn bộ sản lượng của cả nước, đang yêu cầu chính quyền phía tây lùi bước trong việc thay thế thống đốc ngân hàng trung ương - một vị trí quan trọng tại một quốc gia mà quyền kiểm soát doanh thu từ dầu mỏ là phần thưởng lớn nhất cho tất cả các phe phái.
Các kỹ sư cho biết hoạt động xuất khẩu từ Hariga đã dừng lại sau khi mỏ dầu Sarir, nhà cung cấp chính của cảng, gần như đóng cửa hoàn toàn.
Sarir thường sản xuất khoảng 209.000 thùng mỗi ngày (bpd). Libya đã bơm khoảng 1,18 triệu bpd vào tháng 7.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC), đơn vị kiểm soát nguồn tài nguyên dầu mỏ của nước này, cho biết hôm thứ Sáu rằng việc đóng cửa các mỏ dầu gần đây đã gây ra tổn thất khoảng 63% tổng sản lượng dầu.
>>>Tham khảo thêm: Hàng hóa phái sinh là gì? Tìm hiểu cách đầu tư hàng hóa sinh lời